Lịch sử Tiếng_Quảng_Châu

Từ điển tiếng Trung thời Đường. Phát âm tiếng Quảng Châu hiện đại gần giống với tiếng Trung Quốc sử dụng phổ biến trong thời kỳ này hơn là những thứ tiếng địa phương khác.

Do thiếu những văn kiện lịch sử, nguồn gốc của tiếng Quảng Châu chỉ có thể dựa vào ước đoán. Sự khác biệt giữa các thứ tiếng địa phương ở Trung Quốc cổ đại được ghi nhận sớm nhất vào thời Xuân Thu (770-476 trước Công Nguyên). Một vài nguồn suy đoán rằng tiếng Quảng Châu cùng với tiếng Ngôtiếng Tương (tiếng Hồ Nam ngày nay) đã hình thành vào khoảng thời nhà Tần (221-206 trước Công Nguyên). Cho đến cuối thời Tần, người Hán đã định cư tại khu vực tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến ngày nay cùng với ngôn ngữ của họ. Trong sách vở, tiếng Hán được dùng để đề cập đến ngôn ngữ phương Bắc. Ngôn ngữ này được dùng như ngôn ngữ chính thức vào thời Tần. Sau thời nhà Hán (202 trước Công Nguyên đến 220), quãng thời gian hỗn loạn chính trị kéo dài và phân tách lãnh thổ liên miên dẫn đến sự tách biệt giữa phương ngữ địa phương và phương ngữ phương Bắc. Việc giao tiếp qua lại với người bản địa cũng giúp hình thành loại phương ngữ đặc biệt mà ngày nay gọi là Việt ngữ. Mặc dù không được ghi nhận rõ ràng trong lịch sử, nhiều người đồng tình rằng vào thời nhà Đường (618-907), tiếng Quảng Châu có những đặc trưng ngôn ngữ giống với thứ tiếng Trung phổ biến thời kỳ này hơn các phương ngữ khác.[4]

Vào thời Nam Tống, Quảng Châu trở thành trung tâm văn hoá của khu vực. [5] tiếng Quảng Châu phát triển thành nhánh phương ngữ có uy thế nhất của Việt ngữ khi thành phố cảng Quảng Châu ở đồng bằng sông Châu Giang trở thành hải cảng lớn nhất Trung Quốc, với mạng lưới thương mại trải rộng đến tận Ả Rập. [6] Tiếng Quảng Châu cũng được sử dụng trong loại hí kịch truyền thống Quảng Đông có tên gọi là "Việt kịch" hay "đại kịch". [7][8] Thêm vào đó, trong quá trình phát triển, ngôn ngữ này đã hình thành nên một dòng văn học đặc biệt có cách phát âm từ thời Trung cổ gần giống với tiếng Quảng Châu hiện đại hơn bất kỳ phương ngữ Trung Quốc nào khác ngày nay, kể cả tiếng Hoa phổ thông. [9]

So với tiếng phổ thông và tiếng Ngô, tiếng Quảng Châu gần với tiếng Khách Giatiếng Mân hơn.

Khi Quảng Châu trở thành trung tâm thương mại, nơi thực hiện phần lớn giao thương với nước ngoài vào thế kỷ 18, tiếng Quảng Châu là ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng để giao tiếp với thế giới phương Tây. [6] Suốt giai đoạn này và kéo dài đến tận thế kỷ 20, tổ tiên hầu hết dân cư Hồng Kông và Ma Cao đều đến từ Quảng Châu và những khu vực lân cận sau khi hai nơi này biến thành thuộc địa của AnhBồ Đào Nha. [10]

Tại Trung Quốc lục địa, tiếng Hoa phổ thông là đối tượng cốt lõi dùng để giảng dạy và học tập ở trường học, đồng thời là ngôn ngữ chính thức, đặc biệt là sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền từ năm 1949. Trong khi đó, tiếng Quảng Châu vẫn được xem là ngôn ngữ chính thức tại Hồng Kông và Ma Cao kể từ thời kỳ thuộc địa cho đến nay.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Quảng_Châu http://books.google.com.au/books?id=Z4O3bcRUwKQC http://nosracines.ca/page.aspx?id=3763406&qryID=fc... http://nosracines.ca/page.aspx?id=3763408&qryID=33... http://nosracines.ca/toc.aspx?id=9226&qryID=fce0ff... http://tw.nextmedia.com/applenews/article/art_id/3... http://thinking-taiwan.com/say-it-loud-language-id... http://news.ycwb.com/2010-07/09/content_2571999.ht... http://lmp.ucla.edu/Profile.aspx?menu=004&LangID=7... http://www.cuhk.edu.hk/clc/curriculum_can.pdf http://www.sil.org/iso639-3/documentation.asp?id=y...